TIN TỨC > THÔNG TIN DU LỊCH
Bản in
Nghệ An - Vùng đất Địa linh Nhân kiệt
Tin đăng ngày: 1/6/2015 - Xem: 41733

"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ”  Câu ca ấy đã bao đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và nhân dân cả nước để ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sông, rừng và biển quấn quyện với nhau làm nên vẻ đẹp kỳ thú  say đắm lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai đã từng đi qua và dừng chân ghé lại.

Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng. Đến  với Nghệ An bạn không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừng nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương,Diễn Châu, Nghi Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá - dấu ấn của biết bao sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệ làm nên trong trường thiên lịch sử của mình như các di chỉ khảo cổ học Thẩm ồm, Quỳnh Văn, Làng Vạc, những công trình kiến trúc nổi tiếng cả nước như đền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đền Quang Trung… Bạn sẽ như được thấy, được nghe hình ảnh và tiếng vọng của các bậc danh nhân như An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Quang Trung đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Xí, Nguyễn Thiếp, Phan Bội Châu…và nghe tiếng thơ của Hồ Xuân Hương, Phạm Nguyễn Du…Đến Xứ Nghệ bạn sẽ được biết, được khám phá những điều mới lạ và độc đáo về 6 dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất này.

Quảng trường Hồ Chí Minh TP Vinh Nghệ An

Khách sạn tại TP Vinh Nghệ An

Bạn có thể đến với Nghệ An từ nhiều ngả đường khác nhau: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng  không…Và dù cho bạn đi theo đường nào thì Nghệ An vẫn một lòng chờ đợi bạn với tất cả những gì trân trọng và nồng hậu nhất. Nghệ An xứng đáng là điểm đến lý tưởng của bạn.
 
Nghệ An là một vùng đất cổ. Từ thời đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm đã phát hiện con người sinh sống ở hang Thẩm ồm (Quỳ Châu). Qua hệ thống các di chỉ khảo cổ học đã nghiên cứu cho thấy sự nối tiếp liên tục từ thời đại đồ đá đến thời đại đồ đồng, đồ sắt với đỉnh cao là di chỉ Làng Vạc thuộc văn hoá Đông Sơn, chứng tỏ Nghệ An là một trong những cái nôi của người Việt cổ và là cương vực lâu đời của đất nước.

Trong lịch sử, Nghệ An đã từng là đất tiến của người Việt trong quá trình mở nước, là tiền đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều cuộc chiến tranh giữ nước. Từ thế kỷ thứ VIII, trong đêm trường Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa chống lại nhà Đường, xây thành Vạn An, lập nên triều đình, tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII),  Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân tình no ấm, không chỉ ngăn chặn được giặc ngoài mà còn là điểm tựa quan trọng cho sự hưng thịnh và phát triển của đất nước. Thời nhà Trần (thế kỷ XIII - XIV), xứ Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người, sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông ở phương Bắc và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi. Nghệ An là chiến địa của nhà Hồ và nhà Hậu Trần chống giặc Minh những năm đầu thế kỷ XV. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi(1418 – 1428), đất này đã trở thành chiến trường quyết định bước ngoặt dẫn đến thắng lợi của quân dân Đại Việt. Dưới thời Nguyễn Huệ – Quang Trung, Nghệ An là chỗ dựa vững chắc nhất, cung cấp nhân tài vật lực cho ông tổ chức đánh thắng 29 vạn quân Thanh, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước. Trong suốt hơn một trăm năm chống các  thế lực xâm lược phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, người Nghệ An luôn luôn sát cánh với đồng bào cả nước và tiên phong chiến đấu vì nền độc lập dân tộc. Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.
 
Thiên nhiên khắc nghiệt, lịch sử lắm gian nan, thử thách đã tạo nên nhân cách con  người xứ Nghệ cần cù và sáng tạo, kiên trung và nghĩa hiệp, cầu thị và học giỏi. Trên mảnh đất này “Thời  nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao chí lớn” đã làm rạng danh quê hương đất nước. Trải qua bao đời từ thời tiền sơ sử đến nay, người xứ Nghệ không chỉ có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử dân tộc mà đã kiến tạo nên một vùng văn hoá đặc sắc. Với 6 dân tộc cùng chung sống, văn hoá Nghệ An đa dạng, độc đáo, với nhiều bản sắc riêng  trong sự hài hoà thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Nghệ An ngày nay không chỉ có sự hiện diện một nền văn hoá đương đại sống động mà còn có một kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc. Đó là khoảng 1000 di tích lịch sử văn hoá và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể như văn học thành văn và văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, triết lý dân gian, phong tục tập quán…
Điều kiện xã hội và cơ sở hạ tầng

I. Nguồn nhân lực.
 
TT
Tiêu chí
Số người
Tỷ lệ %
1
Tổng số dân
2.942.875
100
1.1
Phân bố:
- Thành thị
- Nông thôn
 
392.241
2.550.634
 
13,33
86,67
1.2
Cơ cấu giới tính:
- Nam
- Nữ
 
1.460.629
1.482.246
 
50,37
49,63
2
Mật độ dân số (người/km2)
178
 
3
Tỷ lệ tăng tự nhiên (%/năm)
 
11,53
4
Tỷ lệ người biết chữ (%)
 
97
5
Lực lượng lao động
- Tổng số:
     + Nam
     + Nữ
 1.682.134
824.537
857.597
100
49
 51
Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.
 

Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
 
1. Vị trí địa lý kinh tế:
Nghệ An nằm ở vĩ độ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 105048' kinh độ Đông, ở vịtrí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh ThanhHóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho  Nghệ An có vai trò quantrọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại vàmở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, thị xã Hoàng Mai và thành phốVinh,  đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 kmchạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông quacác cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyếnđường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - BiểnĐông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyênViệt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại quaQuốc lộ 7 và đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vậnchuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và TrungQuốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đất đai - Thổ nhưỡng:
2.1. Diện tích:

Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km2. Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tâygồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thịxã và thành phố Vinh. Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm đất như sau:

2.2. Thổ nhưỡng:

a -  Đất thuỷ thành: Phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển, bao gồm 5 nhómđất: đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa.
Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát, có ý nghĩa lớn đốivới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sau đây là đặc điểm của hai loại chính:
- Đất cát cũ ven biển: 21.428 ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành phần cơ giới thô, kết cấurời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao,nhưng kali dễ tiêu nghèo, thích hợp và đã được đưa vào trồng các loại cây như: rau, lạc, đỗ, dâu tằm, ... .
- Đất phù sa thích hợp với canh tác cây lúa nước và màu: Bao gồm đất phù sa được bồi hàng năm,đất phù sa không được bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tíchkhoảng 163.202 ha, trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm chiếm khoảng 60%. Đất thường bịchia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả bề mặt và chiều sâu. Loại đấtnày tập trung chủ yếu
ở vùng đồng bằng, phần lớn được dùng để trồng lúa nước (khoảng 74.000 ha). Các dải đất, bãi bồi vensông và đất phù sa cũ có địa hình cao hơn thường trồng ngô và cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển và đất bạc màu, tuy nhiên,  diện tíchnhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
b - Đất địa thành: Loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%) và bao gồm các nhóm đất sau:
*) Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs)
Tổng diện tích 433.357 ha, phân bố trên một phạm vi rộng lớn ở hầu khắp và tập trung  nhiều  ở các  huyện  Tương  Dương,  Con  Cuông,  Tân  Kỳ, Anh  Sơn,  Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.
Đất đỏ vàng trên phiến sét có ở hầu hết tất cả các loại địa hình nhưng tập trung ở vùng núi thấp, độdốc lớn, tầng đất khá dày. Đây là loại đất đồi núi khá tốt, đặc biệt là về
lý tính (giữ nước và giữ màu tốt), phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Thời gianqua loại đất này đã được đưa vào sử dụng để trồng các loại cây như: chè, cam, chanh, dứa, hồ tiêu,...Diện tích loại đất này còn nhiều và tập trung thành vùng lớn, nhất là ở các huyện Anh Sơn, ThanhChương, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu. Đây là một thế mạnh của Nghệ An so với nhiều địa phươngkhác ở miền Bắc để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
*) Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq)
Tổng diện tích 315.055 ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch kéo dài theohướng Tây Bắc -  Đông Nam của tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du như Thanh Chương, AnhSơn, Tân Kỳ, Tương Dương, Kỳ Sơn.... Do thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiếnthạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất tương đối mỏng và nhiềunơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ50-
70 cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch thường nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và kết dính kém, thànhphần keo sét thấp, khả năng giữ màu, đến nay hầu như không sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. ở vùngcao có khả năng trồng một số cây công nghiệp nhưng phải có chế độ bảo vệ nguồn nước và chống xóimòn tốt mới duy trì được hiệu quả sử dụng đất.
*) Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axít (Fa)
Tổng diện tích khoảng 217.101 ha, phân bố rải rác ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, TươngDương, Quỳ Châu... Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axít có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, bịxói mòn rửa trôi mạnh, độ chua lớn (PHKCL< 4),  dùng
để trồng rừng.
*) Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)
Tổng diện tích khoảng 34.064 ha, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp... Đất đỏnâu trên đá vôi ở các vùng địa hình thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phonghoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày tầng đất kháthường trên 50 cm, độ phì ở đất đá vôi khá. Đất đỏ nâu trên đá vôi thích hợp cho việc trồng nhiều loại câylâu năm như: cam, chè, cà phê, cao su... và có tầng đất dày, độ dốc thoải và độ phì khá. Tuy nhiên, diện tích đất đá vôi này không lớn mà phân bố manh mún, có thể kết hợp với những đất khác để tạo nên nhữngvùng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
*) Đất nâu đỏ trên bazan (Fk)
Tổng diện tích khoảng 14.711 ha, phân bố chủ yếu ở vùng kinh tế Phủ Quỳ. Đây
là loại đất tốt, thoát nước tốt nhưng giữ nước kém, có tầng dày trên 1 m, địa hình khá
bằng phẳng, ít dốc (độ dốc nhỏ hơn 10o), rất thích hợp với cây công nghiêp dài ngày. Hầu hết loại đấtnày đã được sử dụng vào sản xuất, chủ yếu là trồng cao su, cà phê, cam,... và cho hiệu quả kinh tế cao.
*) Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao
Loại đất này chiếm gần 20% diện tích thổ nhưỡng. Tuy có độ phì cao song khả năng phát triểnsản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi cao, địa hình dốc và bị chia cắt mạnh, thíchhợp cho sản xuất lâm nghiệp.

2.3. Tình hình sử dụng đất (đến năm 2012):
 
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
 
Tổng diện tích tự nhiên
1.649.085,1
100%
1
Diện tích đất nông nghiệp
1.245.261,8
75,51%
 
- Đất sản xuất nông nghiệp
256.935,2
16,13%
 
- Đất lâm nghiệp có rừng
970.570,4
58,86%
 
- Đất nuôi trồng thủy sản
7.602,0
0,46%
 
- Đất làm muối
831,6
0,05%
 
- Đất nông nghiệp khác
322,7
0,02%
2
Diện tích đất phi nông nghiệp
126.452,7
7,67%
 
- Đất ở
20.440,9
1,24%
 
- Đất chuyên dụng
68.169,9
4,13%
 
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
356,1
0,02%
 
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
6.511,8
0,39%
 
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
30.809,7
1,87%
 
- Đất phi nông nghiệp khác
144,3
0,01
3
Diện tích đất chưa sử dụng
277.370,6
16,82%
 
- Diện tích đất bằng chưa sử dụng
10.628,1
0,64%
 
- Đất đồi núi chưa sử dụng
257.740,8
15,63%
 
- Núi đá không có rừng cây
9.001,7
0,55%
3. Địa hình:

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi cácdãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vớiba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diệntích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8% chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25%. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Thị xã Hoàng Mai có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên làmột trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thôngvùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũlụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềmnăng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

 
Video Clips
Hướng dẫn an toàn trên chuyến bay

Quản lý - 0914377.438

Tư vấn - 0388.692.678

Đặt vé - 0388.692.678
Today: 1,165
All counter: 4,270,599

ĐẠI LÝ BÁN VÉ MÁY BAY XỨ NGHỆ
Địa chỉ: Số 34 Đại lộ Nin - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An
Tel: 02388.692.678
Website: www.vemaybayxunghe.com
 Email: vemaybayxunghe@vuonghoanduc.com
Giấy phép ĐKKD 2900883087 ngày 02/04/2008 - Giám đốc Vương Đình Hoàn